Kiến trúc xanh là gì? 5 xu hướng kiến trúc xanh bùng nổ ở Việt Nam và thế giới

Kiến trúc xanh là gì?

Kiến trúc xanh, thiết kế xanh liên quan trực tiếp đến khí hậu, sinh thái và môi trường. Bao gồm:

+ Kiến trúc khí hậu: phát triển vào thập niên 60 của thế kỷ XX ở nhiều quốc gia.

+ Kiến trúc môi trường: gắn liền với vấn đề bảo vệ môi trường.

+ Kiến trúc sinh khí hậu: các kiến trúc sư sẽ nghiên cứu mô phỏng hình dạng của tòa nhà mô phỏng theo các yếu tố của thiên nhiên.

+ Kiến trúc sinh thái: đề ra các hướng kiến trúc phù hợp với môi trường sinh thái.

+ Kiến trúc hiệu quả và tiết kiệm năng lượng: các công trình kiến trúc nhà ở, văn phòng tiêu thụ ít điện năng.

+ Kiến trúc thích ứng: xây dựng công trình kiến trúc thích nghi được với khí hậu đồng thời vẫn đảm bảo nhu cầu sử dụng của con người.

5 Xu hướng kiến trúc xanh

Theo nghiên cứu, công thức hình thành kiến ​​trúc xanh là: kiến ​​trúc kết hợp với công trình xanh. Nhưng, làm thế nào để kết hợp hai yếu tố này với nhau lại là một bài toán khó cho các kiến trúc sư. Tuy nhiên, trước sự biến đổi theo chiều hướng khó đoán của khí hậu đã thúc đẩy mạnh sự kết hợp này. 6 xu hướng kiến ​​trúc xanh nổi bật nhất hiện nay là:

  • Kiến trúc khí hậu: Xuất hiện từ đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, kiến trúc khí hậu đang có bước chuyển biến tích cực khi được ứng dụng trên rất nhiều quốc gia.
  • Kiến trúc môi trường: Xu hướng này mang đến một môi trường sạch cho nhân loại.
  • Kiến trúc sinh thái: Tùy theo môi trường sinh thái xung quanh mà các kiến trúc sư sẽ tạo ra các thiết kế tương thích. 
  • Kiến trúc hiệu quả và tiết kiệm năng lượng: Thiết kế phải đảm bảo mang đến sự tiện nghi và hạn chế sự tiêu thụ điện hiệu quả. 
  • Kiến trúc thích ứng: Công trình được xây lên phải đảm bảo cho người dân an cư, lạc nghiệp và hài lòng với điều kiện khí hậu nơi đây.
Kiến trúc xanh đang là xu hướng được nhiều người ưa chuộng

4 tiêu chí đánh giá kiến trúc xanh Việt Nam

Địa điểm bền vững

Chọn một vị trí để xây dựng là bước tiên quyết đầu tiên chúng ta cần nghĩ đến khi muốn thiết kế công trình xanh. Địa điểm thiết kế cần là vị trí thuận lợi, ít bị tác động từ thiên nhiên để giúp chúng ta giảm thiểu chi phí phát sinh. Khí hậu, địa chất, cảnh quan, thổ nhưỡng, địa mạo và hệ sinh thái xung quanh cũng cần phải được xem xét kĩ lưỡng. 

Sau khi dự án được bàn giao thì cần có khâu cải tạo và bù đắp lại sự thiếu hụt của môi trường sinh thái. 

Sử dụng nguồn tài nguyên một cách tối ưu

Kiến trúc xanh ở bất cứ đâu đều phải tận dụng được nguồn năng lượng tự nhiên một cách hiệu quả. Nguồn năng lượng sẵn có này rất đa dạng, bao gồm: gió, nắng, nước… Hãy sử dụng và bảo vệ nguồn năng lượng này đúng cách. 

Chất lượng môi trường trong nhà

Môi trường an cư và lạc nghiệp phải đảm bảo sự thoải mái và tiện nghi. Vì đây là công trình được xây dựng để phục vụ các nhu cầu cơ bản của con người. Đó cũng chính là yếu tố để mang đến sự bền vững cho mục tiêu tồn tại của công trình.

Tính tiện nghi mà kiến trúc sư đem lại

Hiện nay, bê tông cốt thép đã không còn là thời kỳ hoàng kim của ngành kiến trúc Việt Nam, thay vào đó là công trình bằng vật liệu thiên nhiên kết hợp với hướng thiết kế hiện đại, sang trọng, tiện nghi mang đến một không gian trong lành cho con người. Mô hình này được áp dụng rất nhiều trong các quán cafe, resort, nhà hàng, khu sinh thái, homestay…

Tuy có nhiều thách thức đối với kiến trúc nhưng xu hướng thiết kế công trình xanh, bền vững đang dần trở thành kim chỉ nam giúp các KTS kiến tạo nên những công trình đẹp, hài hòa, tiện nghi phục vụ mục đích sử dụng của con người.